Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Một Cách Hiệu Quả Cùng NEEBank

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Một Cách Hiệu Quả Cùng NEEBank

Lập tài khoản tự do tài chính

Bạn là sinh viên hay người đã đi làm và có những thu nhập hàng tháng cho mình. Bạn đều có thể lập 1 tài khoản ngân hàng, và gọi đó là tài khoản Tự do tài chính. Bỏ vào tài khoản đó 10% số tiền hàng tháng mà bạn nhận được.

Ví dụ: Tôi là sinh viên kiếm được 100 đô / tháng. Tôi bỏ vào quỹ riêng (tài khoản tự do tài chính) 10% tức là 10 đô / tháng.

Số tiền này chỉ dùng cho việc đầu tư, mua hay tạo ra các dòng tiền thụ động về tài khoản của bạn và không bao giờ sử dụng số tiền này.
Tài khoản này không được dùng để chi tiêu cá nhân mà chỉ dùng để đầu tư, có thể đến lúc về hưu bạn mới bắt đầu sử dụng thu nhập từ quỹ này, nhưng bạn không được sử dụng tới số vốn gốc. Làm như thế, bạn sẽ không sợ mình hết tiền và rơi vào cảnh túng thiếu.
Trong trường hợp bạn là sinh viên chưa làm ra nhiều tiền, bạn càng phải quản lý tiền như vậy. Và nhiều bạn phải vay tiền để sống thì hỏi tôi làm sao quản lý. Câu trả lời là bạn hãy vay thêm và quản lý số tiền đó.

Nhất định trong trường hợp nào bạn cũng phải quản lý tài chính cá nhân. Điều kỳ diệu sẽ đến với bạn.

phương pháp quản lý tài chính cá nhân

Cân bằng cuộc sống với tài khoản hưởng thụ

Mỗi chúng ta là một thể thống nhất, bạn không thể nào quanh năm ngày tháng kiếm ra tiền, nhưng chỉ tích lũy, dành dụm nó được. Thế nên bạn hãy tạo ra sự cân đối khi quản lý đồng tiền. Một mặt, bạn để dành càng nhiều tiền càng tốt nhằm đầu tư và kiếm ra nhiều tiền hơn. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% số tiền khác từ thu nhập của bạn vào 1 “tài khoản hưởng thụ”.

Làm như thế, bạn sẽ khiến việc quản lý tiền trở nên thú vị và vui thích hơn. Tài khoản này dùng để nuông chiều chính bạn, làm những việc không hay làm. Nguyên tắc của tài khoản này, bạn phải giải ngân nó hàng tháng, theo đúng cách mà bạn cảm thấy tự do.

Tôi lấy lại ví dụ trên: Mỗi tháng bạn kiếm được 100 đô, bạn trích ra từ đó 10% (10 đô) vào tài khoản hưởng thụ này. Bạn phải tiêu nó hàng tháng, bạn dùng để làm gì với nó: uống nước với bạn bè, mua món đồ mình thích, đi xem phim, đi ăn, mua quà cho bạn gái,…
Cùng với tài khoản hưởng thụ và tài khoản tự do về tài chính, bạn hãy tự cho số tiền của mình vào những tài khoản sau:
+ 55% cho tài khoản bắt buộc, nhu yếu phẩm (Tiền nhà, điện nước, gas, mắm muối,..)
+ 10% cho các tài khoản Tiết kiệm dài hạn để chi tiêu
+ 10% cho tài khoản tự giáo dục, học hành của bạn (Mua sách, vở, tài liệu,..)
+ 5% Tài khoản cho đi của bạn

Các bạn có thể có thể thay đổi 1 số quỹ trên sao cho phù hợp với khả năng chi tiêu của mình, hay gộp hai quỹ vào làm một. Tuy nhiên, việc áp dụng được đúng theo nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân trên, sẽ đem lại cho các bạn những kết quả rất bất ngờ đấy.

ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ

Ngay từ lúc này đây, dù bạn đang sở hữu một gia tài lớn hay chưa có gì trong tay thì điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu ngay lập tức việc quản lý số tiền mình đang có. Những điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến khi bạn nghiêm túc thực hiện việc xử lý nguồn tài chính mình sở hữu.

Thói quen quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp cho “hũ tiền” đơn giản của bạn trở thành nam châm hút tiền và mang đến cơ hội tự do tài chính đến với cuộc đời của bạn.

học cách quản lý tài chính cá nhân

Mẹo nhỏ?

Bạn dùng 10% tự do tài chính của bạn để đầu tư vào cái gì cho hiệu quả? Chúng tôi đưa ra một đề nghị không thể hấp dẫn hơn. Trở thành đại lý ngân hàng số của NEEBank. Một điều kiện duy nhất là bạn chỉ cần ký quỹ với số tiền rất nhỏ là 500 đô.