IEO Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa IEO Và ICO

IEO Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa IEO Và ICO

IEO là gì?

IEO là viết tắt của cụm từ Initial Exchange Offering, một hình thức gọi vốn crowdfunding thông qua hình thức chào bán token trên các sàn giao dịch Crypto. Với ICO, nhà đầu tư sẽ mua token trực tiếp từ dự án. Thì với IEO, token sẽ được bán trên 1 sàn giao dịch nào đó và bất kì ai có nhu cầu đầu tư đều có thể đặt lệnh trên sàn niêm yết để mua.

Về mặt lý thuyết, token được chào bán theo phương thức IEO trên sàn A có thể được hoặc không được list lên sàn A sau khi bán xong.

Sự khác nhau giữa IEO và ICO

IEO & ICO - NEEBank

Điểm khác biệt duy nhất của IEO so với hình thức ICO chính là ở sự xuất hiện của một tổ chức thứ 3 làm trung gian – đó là các sàn giao dịch.

Với mô hình ICO, nhà đầu tư sẽ phải làm việc trực tiếp với chủ các dự án đó. Nghĩa là toàn bộ quá trình KYC/ AML và mua token đều sẽ không có trung gian mà giao dịch trực tiếp với dự án.

Với IEO, thay vì làm việc trực tiếp với dự án, các sàn giao dịch sẽ đứng ra làm trung gian cho cả 2 bên: nhà đầu tư và dự án.

Để tham gia mua token bán IEO, nhà đầu tư sẽ cần phải mở 1 tài khoản giao dịch trên sàn đó. Sau đó, hoàn thành các bước xác minh KYC/ AML, nạp sẵn hoặc chuyển BTC/ETH/USDT vào tài khoản trên sàn giao dịch và chờ ngày mở bán IEO để tiến hành giao dịch. Trong một số trường hợp, các sàn giao dịch sẽ áp dụng thêm phương thức dùng token sàn để tham gia mua IEO.

Lợi thế của IEO so với ICO

Như đã phân tích ở trên, với IEO, sàn giao dịch trở thành tổ chức trung gian để hỗ trợ việc mua bán token giữa nhà đầu tư và các dự án. Đây là điều chưa từng có tiền lệ với thị trường Crypto. Tuy nhiên, đối với các thị trường tài chính truyền thống như chứng khoán, mô hình này đã xuất hiện từ rất lâu.

Về phía nhà đầu tư cũng sẽ cảm giác an tâm hơn khi có một số dự án được sàn đề xuất. Thay vì phải tự tìm hiểu, nghiên cứu, làm mất rất nhiều thời gian và công sức.

Gia tăng lượng người dùng mới đi kèm volume lớn cho các sàn giao dịch.

Khi thực hiện IEO, các sàn giao dịch sẽ thu hút được lượng người dùng lớn. Đây xem như là một hình thức marketing giúp tiết kiệm chi phí nhưng cũng là 1 con dao 2 lưỡi. 

Nếu như IEO thành công, dự án mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sàn giao dịch lại gia tăng thêm tiếng tăm và doanh thu từ hoạt động giao dịch của người dùng. Tuy nhiên, nếu IEO thất bại, tiếng tăm của sàn cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Trong bối cảnh các sàn cạnh tranh rất khốc liệt và không ngừng đưa ra những chương trình hấp dẫn. Lúc này, người dùng sẽ kéo sang sử dụng những sàn giao dịch mà mang lại lợi ích nhiều hơn dành cho họ. Chính yếu tố cạnh tranh này sẽ giúp cho các sàn giao dịch trở nên nghiêm túc hơn rất nhiều trong quá trình xét duyệt những dự án tiềm năng có khả năng thành công cao.

Giảm bớt chi phí cho hoạt động chào bán token, chi phí marketing cho các dự án.

Về phía chủ các dự án, thị trường tiền 4.0 có thêm một mô hình huy động vốn mới, tập trung hơn nhiều so với ICO. Làm dự án thì đa phần các thành viên trong đội ngũ thường là các lập trình viên. Rất hiếm người trong đội có kiến thức về Marketing. Đặc biệt là các hoạt động đặc thù như chào bán token. Khi tổ chức IEO thành công, các dự án tiết kiệm khá nhiều chi phí dành cho Marketing. Cũng như có thể tiết kiệm được chi phí niêm yết trên các sàn giao dịch và xem như cũng có thêm cơ số các nhà đầu tư mới, tin tưởng hơn vào dự án.

Có thể thấy, IEO là mô hình rất hay vì nó có thể hỗ trợ rất nhiều bên tham gia đầu tư. Điều đó là hợp lý khi đa số các nhà đầu tư cho rằng IEO vẫn sẽ tiếp tục trên đà dẫn đầu xu hướng đầu tư tiền điện tử trong năm 2020.