Tại sao hành vi của người dùng trên Mạng xã hội có thể dự đoán thị trường chứng khoán

Tại sao hành vi của người dùng trên Mạng xã hội có thể dự đoán thị trường chứng khoán

Tận dụng mạng xã hội để dự đoán thị trường cổ phiếu, trong giai đoạn đầu đã chứng tỏ sự chính xác so với những phương pháp dự đoán chiều hướng tăng hay giảm của thị trường cổ phiếu. Đây là cách mà các nền tảng truyền thông xã hội đang thay đổi dự đoán về giá cổ phiếu.

Giống như các lệnh múa bán trong thị trường cổ phiếu có tính truyền nhiễm, cảm xúc trên phương tiện truyền thông xã hội cũng mang tính tương tự. Do đó, người ta cho rằng tweet về chứng khoán là tiền thân tự nhiên của hành động thị trường thực tế.

Một nghiên cứu cho thấy cảm xúc dễ lây lan trực tuyến bằng cách sử dụng các bài đăng trên Facebook và dự báo thời tiết mưa. Với dữ liệu này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một hiệu ứng thú vị: Mưa khiến nhiều người đăng trạng thái chán nản trên Facebook, khiến bạn bè của họ ở những nơi không mưa cũng đăng trạng thái chán nản trên Facebook. Đối với mỗi người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mưa, một đến hai người bị ảnh hưởng bởi mưa gián tiếp thông qua Facebook.

Điều này cho thấy rằng các Tweet liên quan tới tính tiêu cực hay tích cực của một mã cổ phiếu có thể tạo nên các hiệu ứng, trước khi được đưa lên giao dịch trên thị trường. Lấy ví dụ, nếu nhiều người đăng nhiều nội dung tích cực về một mã cổ phiếu nào đó, khả năng cao nhiều người trên mạng xã hội sẽ cảm thấy tích cực về mã cổ phiếu đó.

Nếu trước đây, thông tin duy nhất mà mọi người “cảm nhận” về một mã cổ phiếu đó là bằng cách nhìn biểu đồ của nó hoạt động như nào trên thị trường.

Với Twitter, bạn có thể biết được mọi người suy nghĩ như nào về một loại cổ phiếu ngay cả trước khi nó ra mắt thị trường.

Không có gì thoát khỏi những ảnh hưởng mà thị trường chứng khoán có đối với tất cả chúng ta. Nó ảnh hưởng đến an ninh công việc của chúng ta, các khoản thuế chúng taphải trả và lãi suất cho các khoản vay của chúng ta. Ngay cả kế hoạch hưu trí của chúng ta cũng phụ thuộc vào nó.

Tương tự như thị trường cổ phiếu, không có ai có thể thực sự bẻ khóa mật mã và cách dựa vào mạng xã hội dự đoán thị trường cổ phiếu, chứng khoán một cách chính xác nhất. Chắc chắn rằng có nhiều phương pháp, kỹ thuật để chúng ta tự tin hơn vào những quyết định đầu tư vào thị trường một cách đúng đắn. Nhưng suy cho cùng, mọi khuôn mẫu đều đi đến một chân lý: Chúng ta không thể dự đoán tương lai chính xác 100%.

Và ngay thời điểm đó, Twitter xuất hiện và không ai biết bằng cách nào đó Twitter hay mạng xã hội khác đã thay đổi thị trường chứng khoán, cổ phiếu mãi mãi.

How Human Behavior on Social Media Predicts the Stock Market - NEEBank

Thị trường chứng khoán: xưa và nay

Chuyên gia kinh tế Johan Bollen nói rằng dữ liệu từ Twitter có thể dự đoán sàn chứng khoán Dow Jones chính xác tới 87,6% — vượt xa với mức chính xác của các chuyên gia chứng khoán (22% tới 52%) trong việc dự đoán thị trường chứng khoán. Các công ty phân tích dự liệu Mạng xã hội đã bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý từ các “Chỉ số mạng xã hội”, giúp họ dự đoán một cách tương đối về thị trường chứng khoán.

Nhiều thập kỷ qua, nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã học cách sử dụng nhiều phương pháp để dự đoán thị trường, mặc dù chưa có phương pháp nào có tính chính xác cao. Lấy ví dụ, nhà đầu tư có thể chọn khuynh hướng của thị trường và đặt ra giả thuyết về mã chứng khoán nào đó cũng sẽ đi lên theo thị trường trong tương lai.

Một số nhà đầu tư thì đào sâu vào các dữ liệu của thị trường chứng khoán trong quá khứ và dự đoán tương lai, trong khi một số nhà đầu tư còn lại có quan điểm trái ngược.

Hành vi của con người và thị trường chứng khoán

Tin tưởng vào bản năng của mình – thay vì dự vào các con số thực tế – nghe có vẻ không hợp lý cho lắm. Một quyết định được đưa ra dựa trên cảm xúc sẽ không đúng đắn. Tuy nhiên, con người lại luôn đưa ra quyết định dựa vào bản năng, thị trường chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ.

Becoming an agent of NEEBank is a business opportunity without capital - NEEBank

Tweets: người báo tin cho thị trường chứng khoán

Xu hướng thị trường chứng khoán đi lên (Bull market) và đi xuống (Bear market) sẽ không tồn tại nếu không có cái gọi là “bản năng bầy đàn” trong mỗi con người chúng ta. Khi ai đó bán cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ – rồi 2 người, 4 người, 16 người…. tiếp tục – áp lực mà bạn phải nhận ngay lúc này là tâm lý lo sợ việc mình đang mắc sai lầm khi cố giữ lại số cổ phiếu này.

Thực ra cách con người nhìn nhận và đánh giá về một loại cổ phiếu hay thị trường chứng khoán rất dễ lây nhiễm, dẫn đến việc thị trường có thể biến động một cách mạnh mẽ.

Nguồn: https://www.simple.com/