Tiền 4.0 – Cuộc cách mạng công nghệ tài chính thế kỉ 21

Tiền 4.0 – Cuộc cách mạng công nghệ tài chính thế kỉ 21

Định nghĩa tiền 4.0

“Tiền 4.0 là đơn vị tài sản trung gian được mã hóa dùng để trao đổi dịch vụ, sản phẩm tương tự như tiền giấy thông thường. Tiền 4.0 xuất hiện như một phương tiện trao đổi, giao dịch đa năng theo nhu cầu đơn giản hóa thương mại và xu hướng phát triển của thương mại điện tử ngày càng cao của con người. Phát triển cốt lõi là công nghệ phân tán Blockchain và được đặt tên riêng theo đơn vị phát hành. Mọi giao dịch trao đổi diễn ra hoàn toàn trên môi trường công nghệ Internet. Giá trị tiền 4.0 được chấp nhận và định giá theo nhu cầu thật và sự công nhận của cộng đồng chấp nhận nó.”

Lịch sử và các giai đoạn tiền tệ

Tiền tệ đã phát triển qua nhiều giai đoạn và ngày càng trở nên thuận tiện hơn cho con người sở hữu và sử dụng. Tính từ thời kì hoang sơ nhất, chính là giai đoạn tiền tệ bắt đầu hình thành cho đến ngày nay bao gồm 7 loại tiền:

  1.   Hàng đổi hàng (chó đổi bò, trâu đổi heo,…)
  2.   Vật đổi hàng (vỏ sò/vỏ ốc đổi hàng tiêu dùng,…)
  3.   Tiền vàng (những đồng vàng, thỏi vàng,…)
  4.   Tiền kim loại (tiền xu)
  5.   Tiền giấy (bao gồm polime)
  6.   Tiền điện tử và bán điện tử (ví điện tử, internetB@nking,…)
  7.   Tiền mã hóa kỹ thuật số (Bitcoin, Ethereum, Libra, Paya, Nee, USDex, …) có tên gọi quốc tế là cryptocurrency

4.0 money with NEEBank

Các loại tiền tệ hiện đang được lưu hành và sử dụng trên thế giới là tiền vàng (3), tiền xu (4), tiền giấy (5), tiền điện tử và tiền điện tử (6) và tiền điện tử (6)

Hiện tại, dù đã ra đời lâu nhưng bắt đầu từ năm 2017 đến nay thì tiền kỹ thuật số (7) đang thịnh hành nhất và trở thành xu hướng của thế giới vì đỉnh điểm thị trường này đã chạm mốc hơn 900 tỷ Mỹ Kim. Trên thế giới ngày nay thì đã có rất nhiều quốc gia chấp nhận cho tiền mã hóa lưu thông và ban hành luật lệ riêng, thậm chí là đồng tiền giao dịch chính tại một số ít đất nước.

4 giai đoạn chính của tiền tệ:

Tiền 1.0 là những vật trung gian để đổi hàng hóa và dịch vụ: Ví dụ như Voucher,

Vé, thẻ, cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu chính phủ, séc,… hay gọi là các loại giấy đảm bảo trung gian có tác dụng trao đổi hàng hoá – dịch vụ được trong phạm vi hẹp.

Tiền 2.0 là tiền vật lý mà chúng ta sử dụng hàng ngày (tiền giấy, polime, kim loại quý,..), được gọi là tiền tệ quốc gia, sự đảm bảo, phát hành trực tiếp từ mỗi quốc gia như : USD, SGD, HKD, Yen, Euro,…Bên cạnh tiền vật lý

Tiền 3.0 là những con số điện tử được ghi nhận bởi các ngân hàng và chúng ta trao đổi các con số thông qua ngân hàng, app mobile, internet banking, VISA, MasterCard, ATM, …

Tiền 4.0 là tiền mã hóa kỹ thuật số (Cryptocurrency) :như Bitcoin, Ethereum, XRP, Paya, NEE, USDex…được lưu trữ trên blockchain và sử dụng hoàn toàn trên mạng internet.

 

Cuộc cách mạng công nghệ tài chính và xu hướng dịch chuyển nhu cầu sử dụng sang tiền 4.0

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được xem là bước tiến lớn nhất, là yếu tố quyết định cho xu hướng sử dụng tiền 3.0 sang tiền 4.0. Công nghệ tài chính cũng không nằm ngoài dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ. “Fintech”, viết tắt của “Financial Technology”- Công nghệ tài chính, hướng đến đến giải pháp tài chính bằng cách sử dụng công nghệ.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang diễn ra với tốc độ nhanh và diễn biến đột phá, tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Công nghệ tài chính – tiền tệ cũng không nằm ngoài dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ.

Thế giới đã chứng kiến tiền 3.0 theo thời gian đã và đang dần thay thế tiền 2.0. Tại một số nước phương Tây, điển hình như Thụy Điển, 100% giao dịch thương mại đã dùng tiền 3.0 là phương tiện thanh toán hoàn toàn.

Trên các sản giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch xăng dầu, vàng bạc, bất động sản, tài chính, đầu tư… thì Tiền 3.0 đã là công cụ để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng nghìn tỷ phú đô la với Tiền 3.0 trên các sàn chứng khoán.

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid 19 toàn cầu là cuộc khủng hoảng của việc lạm phát các đồng tiền 2.0 được các chính phủ bơm vào thị trường để giải cứu nền kinh tế. Đồng nghĩa là tiền 3.0 cũng mất dần giá trị và chịu tác động trực tiếp.

Các nhà đầu tư họ sẽ cần tìm những giải pháp minh bạch, an toàn cho sự trú ẩn tài sản của họ trong tương lai để tránh những  tác động  tiêu cực tương tự. Chỉ tiền 4.0 mới có những đặc tính công khai, minh bạch, an toàn và giúp bảo vệ khối tàn sản của nhà đầu tư ổn định hơn trong các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Và đây là thời điểm lý tưởng cho tiền 4.0 vươn lên trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực đầu tư, phương tiện thanh toán và là một đơn vị tiền tệ đáng tin cậy.

Tiền 4.0 vận hành như thế nào?

  •         Thời gian dịch chuyển từ tiền 2.0 sang 3.0 đã diễn ra trong khoảng 20 năm từ năm 2000 – 2020.
  •         Thời gian dịch chuyển tiền 3.0 kết hợp 4.0, dự kiến từ năm 2020 – 2030 ( 10 năm )

ð  Về bản chất, vận hành quản lý tiền 4.0 sẽ đơn giản và an toàn hơn rất nhiều tiền 3.0.

Theo thời gian, tiền 3.0 đã ngày và đang dần thay thế hoàn toàn tiền tệ 2.0 và quá trình này đã xảy ra ở một số nước phương Tây như Thụy Điển – 100% dân số sử dụng tiền 3.0 và tiền 2.0 đã biến mất hoàn toàn.Trên các sàn giao dịch chứng khoán, xăng dầu, vàng, bạc, bất động sản, tài chính, đầu tư, v.v., Tiền 3.0 là công cụ để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng ngàn tỷ phú với Tiền 3.0 trên thị trường chứng khoán.                   

Tiền 4.0 với lợi thế đề cao tính bảo mật cá nhân, đã chứnh minh là một kênh đầu tư hấp dẫn. Tạo ra làn sóng dịch chuyển sự quan tâm và dòng tiền của các nhà đầu tư đổ về từ các kênh đầu tư khác như: chứng khoán, bất động sản …

Sự hạn chế lớn nhất của Tiền 4.0 hiện nay đang tồn tại là rào cản pháp lý chưa được cởi mở ở hầu hết các quốc gia.

Chính phủ các quốc gia họ cũng phải tìm cách bảo vệ đồng tiền 2.0 của mình để bảo vệ nền kinh tế quốc gia – nội địa. Nên sự ra đời của Tiền 4.0 mặc dù đã khẳng định được giá trị, sức mạnh của nó khi năm cuối năm 2017 mức vốn hoá thị trường Tiền 4.0 lần đầu vượt ngưỡng 900 tỷ đô (12/2017), nhưng do chưa có sự hậu thuẫn từ phía chính phủ, nên Tiền 4.0 chưa được sử dụng trong các ngân hàng truyền thống, nên người ta thường coi tiền 4.0 là nằm ngoài luồng quản lý pháp chế và người ta gọi là Tiền ảo.

Cần có một định chế ngân hàng chấp nhận Tiền 4.0 nó sẽ là bàn đạp cho sự trỗi dậy vươn của Tiền 4.0 trong những thập niên  tới. Đó chính là cuộc cách mạng về ngân hàng số 4.0 hỗ trợ môi trường cho Tiền 4.0 phát triển.