Giảm Rủi Ro Đầu Tư Bằng Cách Phân Bổ Tài Sản, Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư

Giảm Rủi Ro Đầu Tư Bằng Cách Phân Bổ Tài Sản, Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư

Trước những quyết định về tài chính, một số người vì thiếu kiến thức hoặc ham lợi nhuận mà không nhận ra, thậm chí chối bỏ những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Một số khác lại vì quá lo lắng mà không dám đầu tư, lãng phí cơ hội tạo ra thêm thu nhập từ số tài sản nhàn rỗi, trong khi ngày ngày vẫn phải chịu rủi ro lạm phát. Để không rơi vào một trong hai trường hợp này, chúng ta phải có phương pháp quản lý tài chính cá nhân thật khoa học. Chúng ta sẽ cùng bàn về một trong những phương pháp cơ bản nhất: phân bổ tài sản, đa dạng hóa danh mục để giảm rủi ro đầu tư.

Các Rủi Ro Cơ Bản Trong Đầu Tư

Để bắt đầu, chúng ta hãy cùng phân loại 2 kiểu rủi ro chính trong đầu tư:

  • Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường): Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó có tác động sâu rộng lên nhiều tài sản, khoản đầu tư. Lạm phát là một ví dụ tiêu biểu cho rủi ro hệ thống.
  • Rủi ro phi hệ thống (rủi ro cụ thể): Rủi ro ảnh hưởng đến một số các khoản đầu tư cụ thể.

Nếu như rủi ro hệ thống khó có thể hạn chế do có tầm ảnh hưởng lớn và thường xảy ra đột ngột do những yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, bạo loạn, suy thoái kinh tế,… Rủi ro phi hệ thống lại có thể được kiểm soát một cách tương đối hiệu quả qua phân bổ tài sản hợp lý. Trong cả hai trường hợp này, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư đều có tác động nhất định đến việc giảm rủi ro đầu tư.

Cách Giảm Thiểu Rủi Ro Trong Đầu Tư

Trên thực tế, không có một hình thức đầu tư nào là đảm bảo 100% không có rủi ro. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, bạn luôn có cơ hội tự đánh giá mức rủi ro để có các hình thức giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xấu nhất. Chúng ta sẽ bàn đến 2 hình thức giảm thiểu thiệt hại chính: Đánh giá chính xác tính rủi ro của từng loại hình đầu tư và phân bổ tài sản, đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Đánh Giá Chính Xác Tính Rủi Ro Của Từng Loại Hình Đầu Tư

Có rất nhiều thang đánh giá tính rủi ro của đầu tư, song một trong những nguyên lý vô cùng cơ bản mà bạn nên thuộc nằm lòng là:

Lợi nhuận cao thường đi kèm với mức rủi ro cao

Đối với đầu tư chứng khoán, để bạn được thu về lợi nhuận từ việc nắm cổ phần của doanh nghiệp, doanh nghiệp đó phải thực hiện kinh doanh hoặc đầu tư để tạo ra lợi nhuận trên số vốn là số tiền của bạn. Để có lợi nhuận lớn, quy mô kinh doanh hoặc khoản đầu tư cũng phải lớn tương đương, hoặc phải mạo hiểm trong chiến lược. 3 yếu tố này tất yếu dẫn đến thiệt hại lớn hơn khi rủi ro xảy ra.

Bản thân tiền điện tử là lĩnh vực đầu tư rủi ro cao do tại thời điểm hiện tại, giá trị của tài sản số vẫn còn có biên độ biến động lớn. Chúng ta cần phải xác định rõ ràng đặc điểm này của việc đầu tư vào tiền điện tử để có biện pháp giảm thiểu rủi ro hợp lý, đơn cử như qua phân bổ tài sản và đa dạng hóa danh mục đầu tư thông qua việc sở hữu các tài sản số như đồng USDex hay NEE.

Phân Bổ Tài Sản, Đa Dạng Hóa Danh Mục Đầu Tư

Phân bổ tài sản và đa dạng hóa danh mục đầu tư là hành vi đầu tư vào nhiều nhóm tài sản khác nhau.

Trong đầu tư nói chúng, các nhóm tài sản phổ biến mà bạn có thể cân nhắc đầu tư gồm:

  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu
  • Các đơn vị tiền tệ
  • Bất động sản
  • Hàng hóa

Trong những năm gần đây, tiền điện tử cũng đã trở thành một nhóm tài sản vô cùng triển vọng mà bạn có thể đưa vào danh mục đầu tư, bên cạnh các đơn vị tiền tệ truyền thống.

Không chỉ là sở hữu nhiều loại tài sản khác nhau, phân bổ tài sản và đa dạng hóa danh mục đầu tư yêu cầu bạn phải có tỷ trọng phù hợp của mỗi nhóm tài sản đầu tư; cũng như đảm bảo tính đa dạng trong bản thân từng nhóm tài sản này. Giả dụ 20% số tiền đầu tư của bạn là vào cổ phiếu, bạn cũng sẽ phải chia 20% này vào các cổ phiếu của các doanh nghiệp khác nhau hòng duy trì tính đa dạng sao cho phù hợp. Mục tiêu của hành động này là để tối đa lợi nhuận thu về trong khi đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

Dù vậy, quá trình để đạt được mục tiêu này vẫn phụ thuộc ít nhiều vào những yếu tố chủ quan như lượng dữ kiện được cung cấp, số thời gian và công sức bạn bỏ ra, cũng như việc bạn chấp nhận được rủi ro được đến đâu. Người đầu tư đúng đắn sẽ tự nghiên cứu về rủi ro của các loại tài sản và hình thức đầu tư, sau đó chủ động mua bán hay đầu tư cho phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Nguồn VNDC