Quản lý nguồn vốn là gì? Tại sao phải học quản lý vốn? 

Quản lý nguồn vốn là gì? Tại sao phải học quản lý vốn? 

Quản lý vốn là một khái niệm khá phổ biến trong ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện này có rất nhiều định nghĩa về nó, cái nào cũng đúng, vì mỗi khía cạnh sẽ có cái nhìn chính xác và dễ hiểu về quản lý vốn trong hoàn cảnh đó.

Quản lý vốn kinh doanh và quản lý vốn đầu tư

phương pháp quản lý vốn kinh doanh và đầu tư

Khi bạn là chủ doanh nghiệp thì quản lý vốn nói đúng hơn sẽ là quản lý vốn kinh doanh, bạn cần phải biết cách vận hành nguồn vốn của công ty mình thì quản lý vốn kinh doanh là một chiến lược tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa trong dòng tiền của công ty.

Mục đích của nó là để doanh nghiệp có đủ phương tiện để đáp ứng các chi phí hàng ngày, cũng như các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Và những chiến lược phân bổ nguồn vốn trong dài hạn.

quản lý vốn đầu tư hiệu quả

Ở khía cạnh đầu tư, khái niệm quản lý vốn sẽ được chi tiết hơn với cái tên quản lý vốn đầu tư chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, forex, tiền 4.0 … Mỗi người giao dịch cố gắng để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời cũng tối thiểu rủi ro. Tức là tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro thật sự hợp lý và duy trì nó trong thời gian dài nhất có thể. Đơn cử, khi giao dịch tiền 4.0, trong 10 lệnh giao dịch của bạn thì phải có tối thiểu 6 lệnh thắng, còn lại là 4 lệnh thua thì bạn vẫn có lời). Hoặc ít ra bạn phải tuân thủ được quy luật bảo toàn balance (bảo toàn vốn) 5 ăn 5 thua. 

 

Tại sao phải học quản lý vốn?

Quản lý vốn kinh doanh rất quan trọng đỗi với một doanh nghiệp, quản lý vốn kinh doanh không hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều vấn để mà chủ doanh nghiệp không ngờ tới và ứng phó không kịp. Điển hình như một số công ty không kiểm soát được dòng tiền ra và vào chính xác ở thời điểm nào.

Ví dụ: Khi tạo ra một sản phẩm, bạn phải biết được doanh thu chảy về công ty của bạn có đúng lúc và phù hợp với quá trình hoạt động của công ty. Vì sẽ đến một thời điểm doanh nghiệp sẽ cần phải giải quyết một lúc các chi phí như tiền lương, tiền nhặp nguyên vật liệu mới, nợ phải trả,… Khi đó số vốn lưu động dự trữ của công ty sẽ không đủ để giải quyết vấn đề.

cân bằng trong quản lý vốn kinh doanh

Quản lý vốn kinh doanh hiệu quả là bạn phải kiểm soát được dòng tiền 2 chiều của công ty, qua đó có kế hoạch phân bổ chi tiết hợp lý, thì đương nhiên sẽ không còn phát sinh ra vấn đề, và nếu có thì đã nằm trong dự trù của bạn.

Chủ doanh nghiệp cần phải duy trì một tỷ lệ tốt giữa tài sản và nợ phải trả của công ty.

Quản lý và quản trị vốn kinh doanh hiệu quả đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý các chi phí và các khoản nợ của mình mà không gặp bất kỳ rủi ro cốt lõi nào.

Hầu hết mọi người điều nói rằng mỗi cách giao dịch thì sẽ có một phương pháp quản lý vốn đầu tư khác nhau. Tôi không phủ nhận điều này, tuy nhiên theo ý kiến cá nhân việc quản lý vốn đầu tư là phải đảm bảo 2 yếu tố chính và 2 yếu này áp dụng vào bất kỳ phương pháp giao dịch nào:

  • Bảo toàn Balance (vốn)
  • Bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát được “Nỗi Sợ và Lòng Tham”

Bảo toàn Balance: Ở đây tôi muốn nói đến đó là stoploss và takeprofit hợp lý và cân nhắc tỷ lệ này phải phù hợp. Tôi lại lấy ví dụ với 10 giao dịch nếu bạn thua liên tiếp 6 lần nhưng chỉ cần bạn thắng 4 lần thì ta có thể hòa vốn đến lời.

Bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát “Nỗi Sợ và Lòng Tham” khi một giao dịch ta đang có lợi nhuận (lệnh đang chạy) việc bạn cần làm không phải là nhìn lệnh chạy mà ngồi rung đùi, mà là hãy dời stoploss của bạn đi gần đến điểm entry, việc làm này giúp ta tối thiểu hóa được thua lỗ hoặc chốt lời một phần. Kiểm soát “Nỗi Sợ và Lòng Tham”.