Cách tối ưu hóa lợi nhuận khi lạm phát

Cách tối ưu hóa lợi nhuận khi lạm phát

Trong thời kỳ lạm phát tăng nhanh thì người dân không nên gửi tiết kiệm mà thay vào đó là đầu tư. Giai đoạn hậu COVID-19, ngân hàng trung ương các nước đã thực hiện rất nhiều gói kích cầu. Việc đó giúp khôi phục lại bộ máy kinh tế. Nhưng nó cũng vô tình làm gia tăng lạm phát. Đối với giai đoạn này thì nhà đầu tư cần tỉnh táo để lựa chọn kênh đầu tư tốt nhất để kiếm lợi nhuận tối ưu từ lạm phát. Có nhiều kênh để đầu tư nhưng NEEBank sẽ liệt kê những kênh phổ biến nhất đang được chú trọng.

 

Chứng khoán

Đây là một cách truyền thống, nó đã tồn tại hàng trăm năm và chứng minh được hiệu quả của mình. Đầu tư vào thị trường chứng khoán là một cách khá hiệu quả để đánh bại lạm phát. Từ năm 1920 đến năm 2020, thống kê từ chỉ số S&P 500 đã tạo ra mức lợi nhuận trung bình hàng năm 10%. Chỉ số này theo dõi hoạt động của 500 công ty lớn nhất ở Mỹ. Đây là mức trung bình dài hạn trong một năm. Bất kể thời kỳ kinh tế. Đó là một con số trung bình, dĩ nhiên trong rổ S&P 500 có những cổ phiếu xuất sắc vượt trội so với phần còn lại. Do đó nhà đầu tư cần có kiến thức tài chính vững vàng và tâm lý bình tĩnh.

Ngoài ra, nếu bạn là một nhà đầu tư không ưa mạo hiểm. Thì bạn không nên đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ. Lời khuyên dành cho bạn là đầu tư vào một quỹ chỉ số thị trường. Mục đích của việc làm này là trung hòa rủi ro trên thị trường qua thời gian dài. Ngay cả khi điều chỉnh theo lạm phát, các khoản đầu tư vào quỹ chỉ số S&P 500 đã đạt lợi nhuận trung bình hơn 6% từ tháng 6 năm 1930 đến tháng 6 năm 2020.

 

Trái phiếu

Đây là một cách khác chiến thắng lạm phát nhưng cực kỳ an toàn. Trái phiếu trung bình mang lại lợi nhuận thấp hơn cổ phiếu nhưng nó được bảo đảm bởi chính phủ. Các nhà đầu tư không thích rủi ro hoặc những người sắp hoặc sắp nghỉ hưu có thể tìm kiếm lợi nhuận ổn định hơn của các khoản đầu tư vào trái phiếu và quỹ trái phiếu để đánh bại lạm phát.

Từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2020, Chỉ số Trái phiếu Tổng hợp Hoa Kỳ của Bloomberg Barclays cho thấy lợi nhuận trung bình hàng năm 4,47%. Đây là một chỉ số theo dõi hàng nghìn trái phiếu Hoa Kỳ. Ngay cả khi điều chỉnh lạm phát, những người có tiền trong trái phiếu sẽ thấy sức mua của họ tăng lên mặc dù khiêm tốn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lợi suất trái phiếu gắn liền với tốc độ tăng trưởng cả nền kinh tế.

 

Vàng

Một kênh khác được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng, đó chính là vàng. Thống kê cho thấy, từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 6 năm 2020, giá trị vàng tăng trung bình 7,6% một năm. Khi được điều chỉnh theo lạm phát, lợi nhuận trung bình là 3,6%. Tuy nhiên, riêng hai năm 2013 và 2015, giá trị của vàng lần lượt giảm 28% và 12%. Điều này cho thấy vàng cũng không hẳn là tài sản có độ an toàn ổn định mà một số người hình dung.

 

Tiền 4.0

Đây là một trong những kênh mới và tiềm năng nhất trên thị trường tài chính. Không giống như tiền pháp định, tiền 4.0 có giới hạn. Cụ thể, tối đa số Bitcoin có thể khai thác được là 21 triệu. Không thể nào tăng cung coin lên được. Điều này dẫn đến lạm phát bị chặn đứng.

Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ vào tháng 3, cá Bitcoin và S&P 500 đều tạo đáy. Nhưng đến hiện nay, Giá Bitcoin đã liên tục phá kỷ lục, có thời điểm nó vượt qua ngưỡng 40.000 USD. Trong khi đó S&P 500 tăng từ 2663 lên 3667 không đến 150%. Điều này có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của Bitcoin vượt trội đến dường nào. Và đó chỉ là ví dụ ở Bitcoin.

Trong khi các tài sản số khác đã tăng tăng với tốc độ chóng mặt hơn. Cụ thể tổng tài sản DeFi của thị trường từ tháng 3 là xấp xỉ 500 triệu USD đã tăng lên 14 tỷ USD và tháng 12. Tốc độ tăng trưởng gần 28 lần trong vòng 9 tháng.

 

Lạm phát và tiền 4.0

Tiền 4.0 khắc phục nhược điểm của lạm phát

Như đã nói ở phần trên, Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu và không bị trượt giá do lạm phát. Theo kinh tế học cung cầu cơ bản, theo thời gian khi nhu cầu về Bitcoin tăng lên, giá chỉ có thể tăng lên vì tổng cung bị giới hạn. Bản chất hữu hạn của Bitcoin mang lại cho nó giá trị giống như vàng. Điểm khác biệt là Bitcoin có thể lưu trữ điện tử, không tốn nhiều chi phí và là tài sản trú ẩn an toàn hơn vàng.

Hiện nay, có hơn 18 triệu Bitcoin đã được khai thác. Tỷ lệ lạm phát bình quân hàng năm là 3,6%. Cho đến khi 21 triệu bitcoin đã được khai thác thì tỷ lệ lạm phát của Bitcoin sẽ về. Tuy nhiên, càng khai thác Bitcoin sẽ càng khó khăn quá. Mỗi khi 210.000 khối được khai thác thì sản lượng sẽ bị cắt giảm một nửa. Phần việc vẫn như cũ nhưng các thợ đào được nhận ít hơn 50% BTC. Ngày 18 tháng 5 năm 2020 là lần gần nhất của sự kiện này. Điều đó cũng có nghĩa rằng, tỷ lệ lạm phát của Bitcoin sẽ giảm xuống một nửa còn 1,8%. Con số này thấp hơn mục tiêu lạm phát 2% mà hầu hết các ngân hàng trung ương đặt ra.

Hiện tại sự phát triển rộng rãi của tiền 4.0 bị hạn chế bởi các định chế cũ. Các ngân hàng trung ương hiện là cơ cấu thống trị mà chính phủ sử dụng để quản lý nền kinh tế của họ. Họ có quyền lực tối thượng và sẽ không sẵn sàng chia tay quyền kiểm soát của họ một cách dễ dàng.

Vì thế, thời gian gần đây, có rất nhiều dự án ngân hàng số được lập ra để đáp ứng được nhu cầu giao dịch và thanh toán bằng tiền 4.0.

Điển hình là ngân hàng số NEEBank, chúng tôi cung cấp dịch vụ tài chính liên quan đến tiền 4.0. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng hoặc trở thành đại lý của chúng tôi như một hình thức đầu tư để tối ưu hóa lợi nhuận.